Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Nghịch lý máy bay triệu đô, tàu nghìn tỷ bán giá... sắt vụn!

Việc thanh lý những lô hàng tiền tỷ cũ nát đương nhiên không hề đơn giản. Bằng chứng là chiếc Boeing 727 bị “bỏ rơi” 10 năm ở sân bay Nội Bài hiện không thể định giá, trong khi hơn 100 đoàn tàu hỏa được ngành đường sắt rao bán với giá sắt vụn cũng không ai mặn mà hỏi mua...



Bỏ máy bay như bỏ... rác!
Chiếc Boeing B727-200 mang số hiệu đăng ký XU-RKJ, từng thuộc sở hữu của Hãng hàng không Royal Khmer Airlines - Campuchia. Sau khi khai thác được vài chuyến bay trên chặng Siêm Riệp - Hà Nội, chiếc máy bay gặp sự cố kỹ thuật và ngừng bay, đỗ lại sân bay quốc tế Nội Bài từ ngày 1/5/2007.
Ủy ban Nhà nước về hàng không dân dụng của Campuchia khẳng định, giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của Royal Khmer Airlines đã bị thu hồi, đồng nghĩa với việc máy bay B727-200 này đã bị xóa đăng ký quốc tịch Campuchia. Cơ quan này đề nghị Việt Nam xử lý chiếc Boeing 727 theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo chỉ đạo của Chính phủ về việc xác lập quyền sở hữu Nhà nước và phương án xử lý chiếc Boeing 727-200, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc bán đấu giá tài sản.
Đáng nói, sau gần 1 năm khảo sát và lên các phương án nhằm thanh lý chiếc máy bay, mới đây công ty thẩm định giá đã tuyên bố “chào thua” vì không có đủ hồ sơ, tài liệu để định giá chiếc máy bay này. Hơn nữa, việc thanh lý máy bay ở Việt Nam chưa có tiền lệ nên gặp rất nhiều khó khăn.
Chiếc Boeing 727-200 bị bỏ rơi ở Nội Bài 10 năm qua
Chiếc Boeing 727-200 bị "bỏ rơi" ở Nội Bài 10 năm qua
Ông Lương Hoài Nam - Tiến sĩ kinh tế hàng không - cho rằng: “Chiếc Boeing 727 nằm ở sân bay Nội Bài 10 năm qua đến nay chỉ có giá trị như... sắt vụn. Nếu chiếc máy bay còn giá trị kinh tế thì chủ sở hữu trước đó đã đem chiếc máy bay đi chứ không bỏ lại tại Nội Bài”.
Cũng theo chuyên gia Lương Hoài Nam, việc bỏ lại chiếc máy bay không còn giá trị kinh tế tại Nội Bài không khác gì việc “đổ rác sang nhà người khác”. Khi giá trị máy bay chỉ như sắt vụn thì khó nói số tiền thu được là bao nhiêu khi bán đấu giá.
Được biết, dòng máy bay B727-200 do nhà chế tạo Boeing sản xuất ra từ những năm 1960 với mức giá ước khoảng 30 triệu USD. Dòng máy bay này đã ngừng sản xuất từ lâu và hiện trên thế giới các hãng hàng không không còn khai thác loại máy bay này.
Học viện Hàng không Việt Nam đã nhiều lần ngỏ ý “xin” chiếc máy bay Boeing 727 để làm giáo cụ. Mới đây, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cũng có văn bản “xin” chiếc máy bay này phục vụ công tác diễn tập cứu hộ, phòng cháy chữa cháy, dụng cụ huấn luyện…
Chật vật thanh lý hơn 100 toa tàu
Hồi giữa năm nay, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco) nỗ lực xúc tiến các thủ tục để bán đấu giá công khai lô 134 toa xe các loại. Đây là các toa xe thanh lý đều có tuổi thọ hàng chục năm, lạc hậu và hiệu quả vận dụng rất thấp, nhất là các toa xe hàng.
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo Haraco cho biết đã đánh tiếng bán các toa tàu từ lâu nhưng không có ai hỏi mua. Điều này cũng dễ hiểu bởi những toa xe này không thể sử dụng được vào việc gì, làm ăn kinh doanh càng không thể. Haraco thậm chí còn tính bán cân theo giá sắt vụ, nhưng cũng không ai mặn mà.
134 toa tàu hàng của ngành đường sắt sau một thời gian chật vật thanh lý được hơn 13 tỷ đồng
134 toa tàu hàng của ngành đường sắt sau một thời gian "chật vật" thanh lý được hơn 13 tỷ đồng
Do tính chất và giá trị sử dụng của các toa xe không còn, vì thế Haraco lựa chọn bán đấu giá theo lô, hay nói cách khác là bán theo “mớ”. Sau khi đưa lên sàn, lô tàu hàng 134 toa cũ của Haraco đã được bán với giá hơn 13 tỷ đồng.
Vào năm 2016, Haraco cũng thanh lý lô 150 toa xe, trong số đó có đến 130 toa xe hàng đã qua sử dụng từ 30 - 55 năm. Số tiền đơn vị này thu về chỉ được gần 7 tỷ đồng.
Cần phải nói thêm rằng, giá đóng mới toa xe của ngành đường sắt có nhiều mức giá. Với tàu hàng, toa xe đóng mới dao động từ 700-800 triệu đồng, trong khi đó toa xe tàu khách có giá từ 8-11 tỷ đồng.
Ụ nổi trăm tỷ, tàu biển “khủng” rẻ như bèo
Năm 2016, chiếc ụ nổi tai tiếng 83M của Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines (VNLSY, Công ty con của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)) - đã bán thành công với giá 38,535 tỷ đồng.
Ụ nổi 83M được Vinalines đầu tư năm 2008 và góp vốn vào VNLSY, tổng nguyên giá tạm tính khi bàn giao cho VNLSY là hơn 462 tỷ đồng, sau đó chiếc ụ nổi này được… “đắp chiếu” tại cảng Gò Dầu B, tỉnh Đồng Nai. Đây là vật chứng trong vụ án xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm mua “sắt vụn” triệu đô, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 366 tỷ đồng.
Chiếc ụ nổi 83M được thanh lý với giá đồng nát, gây thiệt hại cho Nhà nước 366 tỷ đồng.
Chiếc ụ nổi 83M được thanh lý với giá đồng nát, gây thiệt hại cho Nhà nước 366 tỷ đồng.
Sau “thành công” của thương vụ thanh lý ụ nổi, cuối năm 2016, Vinalines tiếp tục rao bán đồng nát 6 con tàu “khủng” là Vinalines Global, Vinalines Trader, Vinalines Fortuna, Vinalines Star, Vinalines Ocean, Vinalines Ruby.
Theo Vinalines, cước vận tải biển giảm liên tục nên các tàu này hầu hết không hoạt động được. Nghịch lý là khi hạch toán sổ sách tính khấu hao thì những con tàu này bị giảm giá rất lớn, vì thế Vinalines xin bán tàu nhằm cắt lỗ.
Với mức đầu tư lên tới 4.386 tỷ đồng, 6 con tàu này từng được kỳ vọng làm thay đổi diện mạo, năng lực của “anh cả đỏ” trong lĩnh vực vận tải biển, đồng thời mang lại cú hích cho ngành đóng tàu.
Tuy nhiên, kể từ sau các lễ đặt ký được tổ chức hoành tráng trong giai đoạn 2008 - 2010, số phận của các con tàu này bắt đầu "rơi vào bế tắc". Vinalines đã ra giá "bán tống bán tháo" mỗi con tàu chỉ với giá 34,4 tỷ đồng song đến thời điểm này vẫn chưa bán được con tàu nào.

Theo: dantri.com.vn
Read more

Điều chưa từng có: Ô tô giảm 390 triệu, vô địch 2017

Cả năm 2017, các DN ô tô đã cùng nhau “tấu” một “liên khúc” được người tiêu dùng vô cùng thích thú, đó là khuyến mãi giảm giá liên tục. Có những mẫu xe giảm tới vài trăm triệu đồng - điều chưa từng xảy ra trên thị trường ô tô Việt Nam từ trước tới nay.



Kiếm được cớ là khuyến mãi
Từ 1/1/2017, thuế suất thuế nhập khẩu với ôtô theo cam kết WTO giảm. Các mẫu xe 2 cầu, xe SUV, xe có dung tích xi lanh trên 3.0L, có loại được giảm thuế suất từ 70% xuống còn 58%, từ 51% xuống còn 48% và từ 61% xuống còn 58%. Đồng thời, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam cũng giảm từ 40% xuống còn 30%.
Vì thế, ngay từ giữa tháng 1 đến hết tháng 2/2017, một loạt doanh nghiệp bắt đầu chơi “liên khúc” giảm giá. Với xe có dung tích xi lanh trên 3.0L, Volkswagen Việt Nam quyết định tặng 100% lệ phí trước bạ, có giá trị lên đến 345 triệu đồng, cho khách hàng mua mẫu Touareg, tương đương 12% giá trị xe. Đây là mẫu xe giảm giá kỷ lục ngay từ đầu năm.

Các mẫu xe liên tục giảm giá ngay từ đầu năm
Các mẫu xe liên tục giảm giá ngay từ đầu năm
Lexus là cái tên tiếp theo giảm giá mạnh cả loạt mẫu xe. Mức giảm giá sâu nhất, tới 210 triệu đồng cho mẫu LX570, tiếp theo là mẫu LS460L và GX460 giảm 140 triệu đồng, mẫu RX350 giảm 100 triệu đồng, mẫu GS350 giảm 80 triệu đồng và mẫu ES350 giảm 50 triệu đồng.
Toyota Việt Nam giảm giá mẫu Prado 164 triệu đồng và Land Cruiser 70 triệu đồng. Honda Việt Nam cũng vội vàng giảm giá mẫu Accord nhập khẩu tới 80 triệu đồng. Xe lắp trong nước, Trường Hải giảm giá cho mẫu MPV 7 chỗ Kia Sedona máy xăng 3.3L tới 95 triệu đồng.
Với xe từ 2.5L trở xuống, Trường Hải bắt đầu “châm ngòi” cho “cuộc chiến” giảm giá. Tất cả các mẫu xe do DN này sản xuất lắp ráp như: Mazda, Kia, Peugeot đều được giảm giá, trong đó giảm sâu nhất là Mazda CX-5, bản 2.0L tới 80 triệu đồng, bản CX-5 2WD 2.5L giảm 60 triệu đồng.
Sang tháng 3, chẳng cần lý do gì, hàng loạt mẫu xe rủ nhau giảm giá mạnh. Nissan quyết định nhập cuộc và giảm 100 triệu đồng cho mẫu X-Trail. Đây là mẫu xe có mức giá giảm mạnh nhất trong tháng 3 khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Trường Hải lại tiếp tục giảm Mazda CX-5 thêm 40 triệu đồng, Mazda2 18,5 triệu đồng, Mazda3 bản 2.0L giảm 40 triệu đồng,...
Bước sang tháng 4/2017, ngay từ giữa tháng, lấy lý do nhân ngày lễ 30/4 và 1/5, nhiều mẫu xe tiếp tục được các DN giảm hàng chục triệu đồng. Mẫu xe được giảm giá nhiều nhất là Vitara của Suzuki Việt Nam, khách mua được tặng tiền mặt 90 triệu đồng. Honda Việt Nam tiếp tục giảm giá cho CR-V và Accord mức 50 triệu đồng. GM Việt Nam quyết định giảm giá một loạt mẫu Chevrolet từ 30-70 triệu đồng... Thị trường ô tô liên tiếp đón nhận thông tin khuyến mãi. Đây là đợt giảm giá lớn thứ 3, tính từ đầu năm 2017 trên thị trường ô tô Việt Nam.
Tới đầu tháng 5, nhiều mẫu xe Ford cũng được các đại lý công bố giảm từ 40-70 triệu đồng. Đến giữa tháng 5/2017, “nhạc trưởng” Trường Hải đưa ra thông điệp: giá xe ô tô đã giảm rất nhiều trong thời gian qua, đã chạm tới đáy, không có điều kiện giảm hơn nữa. Nếu có giảm thì mức giảm không đáng kể và chủ yếu do các đại lý tự đưa ra.
Vào giữa tháng 6/2017, Volkswagen Việt Nam lại tung ra mức giảm 260 triệu đồng cho mẫu xe Touareg. Đây là mẫu xe được giảm giá mạnh nhất trong tháng, tuy nhiên so với chương trình tặng lệ phí trước bạ hồi đầu năm tới 345 triệu đồng, thì mức giảm giá vẫn thấp. Còn lại, “dàn nhạc” chơi chậm lại để lấy hơi.

Người tiêu dùng trông đợi giá xe còn giảm nữa (ảnh: Lê Anh Dũng)
Người tiêu dùng trông đợi giá xe còn giảm nữa (ảnh: Lê Anh Dũng)
Bước sang tháng 8, Honda Vietnam “lĩnh xướng”, đồng loạt giảm giá mạnh 2 mẫu xe Accord và CR-V. Mẫu sedan Honda Accord có mức giảm cao nhất 192 triệu đồng. Giá bán lẻ đề xuất chỉ có 1,198 tỷ đồng. Còn giá bán lẻ cho các model CR-V 2.0L, 2.4L và 2.4L Top Grade lần lượt là 898, 988 triệu và 1,028 tỷ đồng. Mức giảm so với tháng trước tương ứng là 110, 170 và 150 triệu đồng.
Tháng 9, “dàn nhạc” lại đồng thanh “tấu” rộn ràng. Toyota Việt Nam thay Honda Việt Nam giữa vai trò “lĩnh xướng” công bố giảm giá mẫu Camry 2.5Q mức 120 triệu đồng, các phiên bản khác 90-110 triệu đồng. Toàn bộ các phiên bản Fortuner 2017 cũng được giảm 20-25 triệu đồng... cho dù trước đó, các đại lý đã tự hạ xuống mức giá này.
Honda Việt Nam tiếp tục gây chấn động, khi giảm giá mẫu CR-V 2.0L thêm 110 triệu đồng nữa, xuống còn 788 triệu đồng. Không còn bám đuổi đối thủ cạnh tranh Mazda CX-5, CR-V đã vượt lên dẫn đầu trong cuộc đua đại hạ giá. Mazda CX-5 vội giảm thêm cho các phiên bản từ 20-35 triệu đồng. Nissan cũng lao theo giảm giá X-trail trên 40 triệu đồng nữa. GM Việt Nam điều chỉnh giảm một loạt mẫu xe từ 10-80 triệu đồng. Không có chuyện giá xe đã chạm đáy nữa mà “xuyên thủng đáy” luôn.
Đầu tháng 11/2017, Volkswagen Việt Nam tiếp tục giảm giá chiếc SUV Touareg thêm 130 triệu đồng, khiến mẫu xe này có mức giảm giá chung cả năm lên tới 390 triệu đồng. Một loạt các mẫu xe khác cũng giảm giá từ 50-100 triệu đồng.
Tới tháng 12 thì nhiều mẫu xe giảm sập sàn. Một số mẫu đã công bố giá giảm từ 100-210 triệu đồng để nhanh chóng đẩy hết hàng tồn kho, đón năm mới 2018. Nổi lên nhất là mẫu pick-up D-Max của Isuzu Việt Nam. Bản D-Max 2 cầu số sàn, sản xuất năm 2016 có giá bán 710 triệu đồng, được ưu đãi 210 triệu đồng, còn 500 triệu đồng. Bản một cầu số sàn sản xuất 2016, có giá 660 triệu đồng, được ưu đãi giảm 175 triệu đồng, còn 485 triệu đồng.
Trong khi đó, mẫu X-Trail của Nissan Việt Nam, được các đại lý tại Hà Nội rao bán bản 2.5 SV 4WD đời 2016, với giá chỉ còn 950 triệu đồng, giảm 163 triệu đồng so với giá niêm yết.
Khách hàng được trải qua hết mọi cung bậc của cảm xúc. Nhiều người mua xe đang cảm thấy sung sướng, khi mua rẻ hơn những người trước tới 100 triệu đồng, bỗng một sáng cuối năm, tỉnh dậy thấy mất toi 100 triệu đồng khi mẫu xe này tiếp tục giảm nữa, tiếc đứt ruột và chỉ còn biết trách mình đã quá vội vàng.

Nhưng kỳ vọng này khó thành hiện thực khi nhiều quy định mới ra đời hạn chế xe nhập khẩu, khuyến khích xe sản xuất lắp ráp trong nước
Nhưng kỳ vọng này khó thành hiện thực khi nhiều quy định mới ra đời hạn chế xe nhập khẩu, khuyến khích xe sản xuất lắp ráp trong nước
Chơi liên khúc cả năm
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 11/2017 giảm 10%, so với cùng kỳ năm 2016, trong đó xe ô tô du lịch giảm 12%, xe thương mại giảm 5% và xe chuyên dụng giảm 15%.
Ước tính của các DN cho thấy, cả năm 2017, doanh số bán ô tô sẽ giảm khoảng 10% so với cùng kỳ 2016. Điều này khác xa so với dự báo hồi đầu năm, thị trường ô tô 2017 tăng trưởng 10%. Mặc dù nhận thấy nhu cầu về ô tô sẽ giảm, do người tiêu dùng chờ đợi tới 2018 mới mua xe, thì các DN cũng không thể hình dung ra mức sụt giảm lại mạnh như vậy.
Chính vì nhu cầu giảm mạnh so với tính toán ban đầu, nên số lượng xe bị tồn kho lớn. Những DN có số lượng xe tồn kho lớn, muốn giải phóng nhanh, nhưng tiêu thụ rất chậm. Vì vậy, phải mạnh tay hạ giá để bán ra.
Tuy nhiên, chính việc giảm giá liên tục lại gây ra tâm lý chờ đợi, người tiêu dùng càng không vội mua xe mà quyết nán lại chờ giảm thêm, vì vậy doanh số bán không hề tăng. Để bán được xe, DN lại càng phải giảm giá, mạnh hơn, nhất là những mẫu xe được sản xuất lắp ráp hay nhập khẩu từ năm 2016 về trước. Đến những tháng cuối năm, thực sự là phải bán tháo, vì càng để lâu xe càng mất giá và giá giảm sập sàn.
Các DN ô tô cho biết, do cùng đua giảm giá, nên thua lỗ, nhất là với các mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc từ thị trường ngoài ASEAN, do thuế suất thuế nhập khẩu vẫn cao.
Không ít DN kinh doanh bán lẻ ô tô phải than trời vì thua lỗ. Càng về gần cuối năm tiêu thụ xe càng khó khăn, trong khi giá đã giảm mạnh, thậm chí thấp hơn cả giá nhập vẫn không tiêu hết hàng.
“Bán hàng không màng đến giá” là chiêu kinh doanh thường được các DN điện máy triển khai dịp cuối năm, nay lan sang cả ô tô. Nhiều mẫu xe thi nhau “đánh sập giá sàn” khiến thị trường ô tô có mặt bằng giá thấp chưa từng thấy. Các số liệu thống kê cho thấy, hầu hết các mẫu ô tô đã giảm giá từ 10-30% trong năm 2017.
Nhu cầu giảm, hàng tồn còn nhiều, nên cứ kiếm được cớ là tưng bừng khuyến mãi. Người tiêu dùng thì chờ đợi sang 2018 mới mua xe, chiều theo, các DN đành phải “chơi liên khúc” suốt cả năm.
Theo: dantri.com.vn
Read more

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Xe tiêu thụ chậm, Maserati tiếp tục ngừng sản xuất

Có vẻ như hãng xe sang của đất nước hình chiếc ủng vẫn chưa giải quyết được gốc rễ vấn đề, nên sẽ kéo dài việc ngừng sản xuất tất cả các mẫu xe đến giữa tháng 1 năm sau.




Mẫu Maserati Lenvante
Mẫu Maserati Lenvante
Kế hoạch dừng sản xuất của Maserati dịp cuối năm được cho là sẽ kéo dài hơn dự kiến nhằm có thêm thời gian đẩy hàng tồn kho.
Các nhà máy Grugliasco và Mirafiori sẽ ngừng lắp ráp xe Maserati cho đến giữa tháng 1/2018.
Nhà máy Grugliasco, nơi sản xuất các mẫu Ghibli và Quattroporte, sẽ “cửa đóng then cài” trong 4 tuần, dự kiến đến 15/1 mới hoạt động trở lại.
Tương tự, việc sản xuất mẫu Levante SUV tại nhà máy Mirafiori sẽ dừng từ ngày 20/12 đến 20/1. Năm ngoái, nhà máy chỉ dừng sản xuất thêm đúng một ngày so với các kỳ nghỉ lễ và cuối tuần theo quy định. Nhà máy Modena, nơi sản xuất mẫu Granturismo và Grancabrio đóng cửa từ ngày 15/12 và sẽ chỉ hoạt động trở lại từ ngày 8/1/2018.
Maserati hiện từ chối bình luận về kế hoạch ngừng sản xuất, trong khi lãnh đạo tổ chức công đoàn FIOM ở Turin (Italy) - ông Federico Bellono cho biết ông không chắc việc ngừng sản xuất lâu hơn dự kiến này là chỉ là tình thế tạm thời do thay đổi ở thị trường Trung Quốc, hay là dấu hiệu của sự sụt giảm doanh số chung. “Một điều rõ ràng là sản lượng giảm xuống và việc đầu tư cho các mẫu xe mới bị hoãn lại,” ông nói.
Chuyên gia phân tích Felipe Munoz của công ty JATO Dynamics cho biết, dù phân khúc SUV đang cực kỳ sôi động, nhưng doanh số của mẫu Levante đang giảm quá nhanh. Đây là điều khó lý giải nhưng đáng lo ngại đối với Maserati”.

Theo: dantri.com.vn
Read more

Ông Đinh La Thăng từng hợp thức hóa tài liệu đối phó với cơ quan điều tra

Khi vụ việc góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Oceanbak bị mất trắng mà không thông qua HĐQT của PVN bị phơi bày, ông Đinh La Thăng đang là Bí thư Thành uỷ TPHCM đã gọi điện nhờ nhiều người ở PVN xin chữ kí để hợp thức hoá tài liệu, đối phó với cơ quan điều tra.



Ông Đinh La Thăng đối phó với cơ quan điều tra như nào?
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, quá trình làm việc với cơ quan điều tra, ông Đinh La Thăng né tránh trách nhiệm, hợp thức hoá tài liệu không đúng bản chất sự việc để đối phó, gây cản trở hoạt động điều tra.
Ông Đinh La Thăng đã hợp thức hoá tài liệu đối phó với cơ quan điều tra.
Ông Đinh La Thăng đã hợp thức hoá tài liệu đối phó với cơ quan điều tra.
Cụ thể, khi vụ việc kí thoả thuận góp vốn 800 tỷ đồng giữa ông Đinh La Thăng - Chủ tịch HĐQT PVN và Hà Văn Thắm - Chủ tịch HĐQT Oceanbank bị phanh phui, thời điểm đó ông Thăng đang làm Bí thư Thành ủy TPHCM đã gọi điện nhờ một số người là cán bộ PVN xác nhận ông Thăng đã bàn bạc, thống nhất chủ trương với HĐQT để PVN góp vốn vào Oceanbank.
Ông Đinh La Thăng cũng đã sử dụng giấy xác nhận thể hiện vào tháng 3/2008, ông đã bàn bạc với nhiều người trong HĐQT trước khi kí thoả thuận với Oceanbak. Giấy xác nhận này được ông Thăng cung cấp cho cơ quan điều tra nhưng sau khi bị bắt tạm giam vào ngày 8/12 vừa qua, ông Thăng đã xin thay đổi lời khai và thừa nhận sự việc trên.
Cơ quan điều tra làm rõ, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT PVN kí thoả thuận góp 800 tỷ đồng vốn điều lệ vào Ngân hàng Oceanbank. Mặc dù được báo cáo rõ tình hình hoạt động của Oceanbank cũng như các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu của Bộ Tài chính về việc rà soát các dự án trọng điểm dầu khí, cân đối nguồn vốn; báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của Oceanbank; xác định giá trị thực cổ phiếu để tránh rủi ro trước khi thực hiện góp vốn… nhưng ông Đinh La Thăng đã không có bất cứ chỉ đạo nào đối với HĐQT và Ban Điều hành PVN để thống nhất chủ trương, thực hiện thẩm định, khảo sát Oceanbank, phương án góp vốn, tính hiệu quả khả thi.

Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank.
Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank.
Ông Đinh La Thăng không thông qua HĐQT mà là ký thoả thuận thống nhất với Hà Văn Thắm việc góp vốn vào Oceanbank, cũng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Sau khi ký thoả thuận góp vốn, ông Đinh La Thăng tiếp tục đồng ý chủ trương ký ban hành các nghị quyết góp vốn, bổ sung vốn vào Oceanbank cũng chưa có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; ký quyết định cử người đại diện phần vốn góp của PVN bằng 20% vốn điều lệ của Oceanbank; được HĐTV và thư ký báo cáo việc ban hành nghị quyết góp vốn không đúng quy định nhưng không chỉ đạo điều hành hoặc thoái vốn.
Cũng theo cơ quan điều tra, hành vi của ông Đinh La Thăng và đồng phạm đã gây thiệt hại 800 tỷ đồng khoản góp vốn của PVN tại Oceanbank.
Cuộc gặp gỡ giữa Đinh La Thăng – Hà Văn Thắm sau cuộc điện thoại
Theo tài liệu, năm 2006, Thủ tướng phê duyệt cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) được thành lập mới với một ngân hàng Cổ phần dầu khí, trong đó PVN nắm trên 50% vốn điều lệ. PVN đã hoàn thành một số thủ tục thành lập ban trù bị ngân hàng Hồng Việt.
Tuy nhiên, năm 2008, thực hiện chủ trương của Thủ tướng về kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, PVN không tham gia vào việc thành lập ngân hàng Hồng Việt mà chuyển sang góp vốn mua cổ phần tại Ngân hàng TMPC Đại Dương (Oceanbank) do Hà Văn Thắm làm Chủ tịch HĐQT.
Để thực hiện chủ trương góp vốn vào Oceanbank, ngày 18/9/2008, ông Nguyễn Ngọc Sự, Phó tổng Giám đốc PVN đã có báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng Oceanbank trong đó nêu rõ: Oceanbank là ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, vốn và tiềm lực tài chính thấp.
Hà Văn Thắm - Nguyễn Xuân Sơn hầu toà trong đại án kinh tế Oceanbank.
Hà Văn Thắm - Nguyễn Xuân Sơn hầu toà trong đại án kinh tế Oceanbank.
Tuy nhiên, khi tiếp nhận báo cáo trên, ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐQT PVN đã không tổ chức họp HĐQT để có chỉ đạo đánh giá lại tình hình hoạt động, năng lực của Oceanbank, phương án góp vốn, tính hiệu quả khả thi của việc góp vốn. Mà cùng ngày ông Đinh La Thăng và Hà Văn Thắm, Chủ tịch HĐQT của Oceanbank đã kí thoả thuận, cam kết PVN góp 20% vốn điều lệ tại Oceanbank.
Tại cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm khai rằng: ngày 17/9/2008, Thắm nhận được điện thoại của Nguyễn Xuân Sơn khi đó là Trưởng Ban trù bị của Ngân hàng Hồng Việt thuộc PVN trao đổi việc PVN muốn tham gia góp vốn vào Oceanbank vì lí do Ngân hàng Hồng Việt không được phép thành lập.
Sau đó, Hà Văn Thắm đến trụ sở PVN gặp ông Đinh La Thăng, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Ngọc Sự và Nguyễn Mạnh Hà (cả 3 ông này khi đó đang nằm trong Ban trù bị của Ngân hàng Hồng Việt), để trao đổi thống nhất việc PVN góp vốn vào Oceanbank.
Tại cuộc gặp này, hai bên đã thống nhất PVN tham gia góp 400 tỷ đồng, tương đương 20% vốn điều lệ trong đợt tăng vốn điều lệ của Oceanbank từ 1000 tỷ đồng lên 2000 tỷ đồng và PVN sẽ hỗ trợ về tài chính, vốn, đồng thời khuyến khích các đơn vị thành viên sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng do Oceanbank cung cấp.
Thời gian sau, Oceanbank tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 2000 tỷ đồng lên 5000 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Và để đảm bảo duy trì việc nắm giữ 20% vốn điều lệ của PVN tại Oceanbank, PVN phải tiếp tục góp vốn bổ sung, tổng cộng là 800 tỷ đồng.
Sau này, PVN đã mất trắng toàn bộ số tiền này, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tài sản Nhà nước và của PVN.
Cũng tại cơ quan điều tra, Hà Văn Thắm khẳng định, trước khi kí thoả thuận này, PVN chưa tiếp xúc Oceanbank để tổ chức khảo sát, thẩm định tình hình hoạt động của Oceanbank.
Cơ quan điều tra xác định ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm khác đã phạm vào tội “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lí gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo: dantri.com.vn
Read more

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

XE NÂNG ĐIỆN ĐỨNG LÁI ĐÃ QUA SỬ DỤNG 1.5 TẤN HIỆU KOMATSU

EPS Việt Nam giới thiệu đến quý khách hàng xe nâng điện đứng lái đã qua sử dụng 1.5 tấn hiệu Komatsu với mức giá cạnh tranh nhất.

Thông tin kỹ thuật của xe:
Hiệu: Komatsu
Nhiên liệu: điện
Chiều cao nâng: 6000mm
Model: FB15RL-14
Tải trọng: 1.5 tấn
Xe nâng điện đứng lái 1.5 tấn với tải trọng nâng giành cho những kiện hàng có tải trọng vừa phải, xe chuyên dùng trong kho có diện tích vừa và nhỏ nên rất được ưa chuộng hiện nay. Xe có chiều cao nâng hàng vô cùng ấn tượng là 6m, thông thường những xe này sẽ có chiều cao nâng tốt để nâng được những kiện hàng trên cao.
Xe nâng cũ đứng lái 1.5 tấn sẽ được bàn giao cho khách hàng khi đã được đại tu toàn bộ xe giúp cho việc bảo dưỡng và sử dụng xe không gặp phải bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.
EPS Việt Nam với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xe nâng hàng, xe công nghiệp luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao. Vì vậy những khách hàng đã hợp tác với EPS đều quay trở lại.
Liên hệ hotline: 0917 200 451 hoặc mail: sale06@thanhphatlocforklifts.com.vn để được hỗ trợ và báo giá cạnh tranh nhất ngay trong hôm nay.
Read more

Yamaha Tracer 900 - Thêm sức nóng phân khúc Sport-Touring

Dựa trên nền tảng của mẫu FZ-09 với động cơ ba xylanh, Yamaha đã tung ra một phiên bản sport-touring lấy tên Tracer 900 (mã sản phẩm là FJ-09) và đi kèm với đó là một phiên bản GT với đầy đủ phụ kiện cho một hành trình dài trên mẫu xe onroad này.



Được phát triển từ mẫu naked-bike FZ-09, Tracer 900 được cải tiến một chút vì vị trí người ngồi trên xe cho phù hợp với tiêu chí sử dụng; vị trí người ngồi phía trước được thiết kế lại và có thể thay đổi chiều cao (khoảng 2cm), người ngồi sau có không gian để chân lớn hơn, kính chắn gió lớn và cao hơn, tay lái (ghi-đông) hẹp hơn một chút cho tư thế ngồi gọn gàng hơn…
Đặc biệt, Yamaha kéo dài hơn tay đòn giảm xóc sau ở chiếc Tracer 900 (khoảng 60mm) để giúp xe có độ ổn định tốt hơn, trong khi đó bộ giảm xóc trước dạng up-side-down được thừa hưởng toàn bộ từ chiếc MT-09.
Một số cải tiến trên mẫu xe này khi được ứng dụng hệ thống trợ lực và chống trượt ly hợp, các hệ thống điện tử hỗ trợ vẫn bao gồm những tính năng quen thuộc; hệ thống lái ba chế độ D-Mode, hệ thống kiểm soát lực kéo TCS cũng có ba chế độ… và tất nhiên là không thể thiếu hệ thống chống bó cứng phanh ABS.
Phiên bản Yamaha Tracer 900
Phiên bản Yamaha Tracer 900
Trong khi đó, với phiên bản cao cấp Tracer 900 GT, Yamaha trang bị thêm một số tính năng dành cho những người có đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn: hệ thống kiểm soát hành trình, hệ thống hỗ trợ khả năng lên số nhanh Quickshifter (không cần ngắt ly hợp), hệ thống bộ thùng nhôm phía sau, tay lái có sưởi ấm…
Hiện Yamaha cho biết các phiên bản Tracer 900 và 900 GT sẽ có mặt trên thị trường vào đầu quý II/2018 tới đây, với giá bán vẫn được giữ nguyên.
Hiện tại, ở phân khúc sport-tourning, Yamaha Tracer 900 có đối thủ là Kawasaki Versys 1000 LT, Suzuki V-Strom 1000 XT và thấp hơn một chút là Honda NC 750 X.
Thông số kỹ thuật của Yamaha Tracer 900 phiên bản 2018:

Theo: dantri.com.vn
Read more

Hình ảnh băng tuyết tuyệt đẹp phủ trắng Fansipan

Sáng nay (19/12), du khách và người dân bất ngờ trước phong cảnh tuyệt đẹp khác lạ ở khu vực đỉnh núi Fansipan (Sa Pa, Lào Cai) khi nơi đây phủ trắng băng tuyết.


Kỹ sư Lưu Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Lào Cai, cho biết, đợt không khí lạnh đêm hôm qua và sáng nay (19/12) không mạnh nhưng khu vực đỉnh núi Fansipan cao 3.143 mét so với mặt nước biển nhiệt độ vẫn xuống thấp, cộng với áp suất không khí thay đổi nên đã hình thành mưa đông kết hay còn gọi là băng tuyết.
Kiểu thời tiết này có hại cho sản xuất nông lâm nghiệp nhưng lại tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách tới thăm Sa Pa trong dịp này.
Xin giới thiệu chùm ảnh băng tuyết tuyệt đẹp phủ trắng đỉnh núi Fansipan sáng nay 19/12 CTV của Dân trí ghi lại:

Theo: dantri.com.vn
Read more

Thứ Năm, 14 tháng 12, 2017

Yêu cầu rà soát Nghị định 116 về ôtô: Không cho phép cài cắm chính sách để đẻ thêm giấy phép con

Chiều 13/12, tại Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã có buổi đối thoại trực tiếp, giải đáp hàng loạt thắc mắc của Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản.


Ngoài một số kiến nghị về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, môi trường, nhập khẩu máy móc qua sử dụng được giải đáp khá trọn vẹn và nhận được sự đồng thuận của phía nhà đầu tư Nhật Bản, cuộc đối thoại trở nên "nóng" hơn khi đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị một quy định được phía Nhật cho là khá phi lý, chưa có tiền lệ ở quốc gia đang phát triển nào.
Cụ thể, Nghị định 116/2017/NĐ-CP về "sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô và dịch vụ bảo hành bảo dưỡng cho ô tô" yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài (Cơ quan quản lý của Chính phủ nước sở tại, nơi đặt nhà máy xuất khẩu lô hàng - PV).
Với quy định này, ông Toru Kinoshita, Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam, đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô Nhật Bản bình luận, thực tế, Chính phủ mỗi quốc gia chỉ kiểm tra, thử nghiệm và cấp chứng nhận theo quy định của quốc gia đó cho việc sử dụng trong nước. Xe sản xuất để xuất khẩu khẩu nằm ngoài sự quan tâm của Chính phủ quốc gia xuất khẩu xe.
"Hiện nay, ở Việt Nam đã có Giấy chứng nhận kiểu loại được cấp bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam, ngoài ra các mẫu xe sản xuất trong nước cũng được yêu cầu có Giấy chứng nhận cấp bởi Cục Đăng kiểm, sẽ hợp lý hơn khi áp dụng chung yêu cầu này cho xe nhập khẩu", vị đại diện kiến nghị.
Trước kiến nghị trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã yêu cầu đại diện Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải làm rõ, Giấy chứng nhận chất lượng theo yêu cầu của Nghị định 116 đối với xe nhập khẩu là do Chính phủ nước sở tại chứng nhận hay Nhà sản xuất chứng nhận.
Khi nhận được câu trả lời là do Chính phủ nước sở tại nơi đặt nhà máy cấp, Bộ trưởng tỏ ra không hài lòng và yêu cầu đại diện 3 bộ là Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải phải nhanh chóng rà soát và báo cáo trình Thủ tướng xem xét lại vấn đề này ngay lập tức.
Phân tích về vấn đề này, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ với các nhà đầu tư Nhật Bản, tư tưởng của Nghị định 116 là nhằm bảo vệ cho cả nhà sản xuất chứ không riêng người tiêu dùng . Dẫn câu chuyện vừa qua, Việt Nam bắt hai lô xe BMW nhập khẩu không đủ tiêu chuẩn, thực tế, là xe cũ được tân trang, để lừa khách hàng, Bộ trưởng chỉ rõ, như vậy là chính uy tín của hãng xe BMW cũng bị ảnh hưởng. Do vậy, nếu lô hàng nhập khẩu có Giấy chứng nhận của chính nhà sản xuấtthì là hợp lý, tránh việc tân trang xe cũ như trường hợp trên.
"Khi nhà sản xuất mở thị trường ở các nước thì việc cung cấp giấy tờ sẽ rất thuận lợi để chứng minh chất lượng hàng hoá, chứng tỏ lô xe này xuất xứ từ đâu, chất lượng ra sao, đồng thời cũng ràng buộc trách nhiệm thu hồi, bảo vệ người tiêu dùng nếu lô xe không đủ chất lượng", ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nhập khẩu ô tô, Bộ trưởng cho rằng, cần phải nhìn thấy rằng Việt Nam đang tích cực cải cách, tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Việc yêu cầu Giấy chứng nhận của nhà sản xuất hoàn toàn phù hợp với thị trường khi người bán hoàn toàn có thể xác nhận cho người mua về chất lượng và với cam kết chất lượng của mình nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm thu hồi theo pháp luật cho chính lô hàng nếu kém chất lượng, còn việc yêu cầu giấy chứng nhận của cơ quan quản lý nước sở tại bản thân tôi cũng cảm thấy bất hợp lý, Việt Nam cũng không có quy định nào tương tự như vậy với ô tô trong nước xuất khẩu.
"Tôi nhìn nhận ở đây có dấu hiệu cài cắm chính sách, tạo thêm giấy phép con cho doanh nghiệp, nhà đầu tư", Bộ trưởng nghiêm khắc nhận định trước đông đảo đại diện các bộ, ban, ngành và nhà đầu tư Nhật Bản. Vì quy định với việc nhập khẩu ô tô đến 1/1/2018 mới có hiệu lực, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan nhanh chóng rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét lại quy định này trong thời gian tới.
Read more

Thủ tướng ủng hộ việc nghỉ Tết 7 ngày

Chiều 14/12, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Chính phủ dự kiến phương án nghỉ Tết từ 29/12 tháng Chạp.



Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ
Cập nhật thông tin về chủ trương điều hành các kế hoạch hoạt động đầu năm 2018 của lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tinh thần của Thủ tướng, Chính phủ là hướng đến phương án bố trí cho cán bộ, công chức, người lao động nghỉ sớm 2 ngày trước Tết, tức nghỉ từ ngày 29 tháng Chạp.
Trong Tết, lịch nghỉ 3 ngày vẫn được duy trì bình thường là Mùng 1, 2, 3 cộng với 2 ngày nghỉ bù do mùng 2, mùng 3 Tết trùng vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật.
Như vậy, tổng cộng dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay sẽ có 7 ngày, kéo dài từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 6 tháng Giêng, âm lịch. Ngày mùng 6, khi đi làm lại cũng là ngày Tết trồng cây, hợp với không khí khai xuân, vun trồng cho năm mới.
“Chúng ta không nên nghỉ ngắn để tạo điều kiện cho mọi người về thăm quê, thăm gia đình, họ hàng, bạn bè, nhưng cũng không nên nghỉ kéo dài quá vì như thế cũng không tốt. nếu nghỉ nhiều dễ dẫn đến tai nạn giao thông do tình trạng say bia rượu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần bắt đầu công việc để đảm bảo kết quả sản xuất, kinh doanh” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Theo: vnexpress.net
Read more

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

HLV U23 Thái Lan: ‘U23 Việt Nam không hơn chúng tôi’

HLV Zoran Jankovic rất thất vọng khi U23 Thái Lan không thể giành vé vào chung kết Giải U23 quốc tế. Gặp Việt Nam ở trận tranh hạng 3, ông cho biết toàn đội sẽ thi đấu hết sức.

Bão Kai-tak áp sát Biển Đông





U23 Thái Lan có cơ hội để giành vé vào chung kết Giải U23 quốc tế ở Buriram. Tuy nhiên, họ đã có trận thua đau đớn 0-1 trước U23 CHDCND Triều Tiên. Đội ĐKVĐ SEA Games ép sân cả trận nhưng không ghi được bàn nào. Ngược lại, đội khách tận dụng tốt một cơ hội nhỏ để ghi bàn duy nhất ở phút 80.
Kết quả này khiến Thái Lan xếp sau Nhật Bản và sẽ gặp U23 Việt Nam ở trận tranh hạng 3 lúc 16h ngày 15/12.
“U23 Việt Nam không hay hơn chúng tôi. Thái Lan sẽ chơi hết sức. Cá nhân tôi cho rằng gặp Việt Nam hay Uzbekistan cũng đều tốt cho đội bóng nhưng dù sao thi đấu ở trận chung kết vẫn thích hơn”, HLV người Serbia chia sẻ.
Trận tranh hạng 3 sắp tới sẽ tái hiện trận đấu tại vòng bảng SEA Games 29. Khi đó, U23 Việt Nam có lợi thế lớn khi chỉ cần hòa là đi tiếp. Tuy nhiên, đội đã chơi bạc nhược và thua trận 0-3. Trận tái đấu sắp tới, hai bên vẫn còn rất nhiều cầu thủ đã ra sân tại Malaysia.
HLV U23 Thai Lan: ‘U23 Viet Nam khong hon chung toi’ hinh anh 1
U23 Việt Nam sẽ có cơ hội trả lại món nợ đã vay Thái Lan ở SEA Games 29.

Bên phía U23 Việt Nam là Công Phượng, Xuân Trường, Văn Thanh, Văn Toàn… Còn phía Thái Lan vẫn còn đó Chendrop Samphaodi, Tanasith Sriphala, Worawut Namwech… Chắc chắc cuộc đối đầu sắp tới sẽ rất gay cấn bởi hai đội đều có HLV mới. Park Hang-seo thay cho Hữu Thắng dẫn dắt U23 Việt Nam. Còn Zoran Jakovic nhận nhiệm vụ sau khi Worrawoot Srimaka chủ động lùi xuống làm trợ lý.
HLV U23 Thái Lan cho rằng trận đấu với Triều Tiên sẽ dễ tính toán hơn so với trận gặp Nhật Bản. Tuy nhiên, diễn biến trận đấu lại vượt xa suy nghĩ của ông. Do đó những điều chỉnh nhân sự của ông tuy mang đến thế trận khởi sắc cho đội nhà nhưng quá muộn để mang đến hiệu quả.
Còn HLV Ju Song-il của CHDCND Triều Tiên khen ngợi tinh thần chiến đấu của các học trò bởi họ đã thi đấu quả cảm trước sức ép lớn của đội nhà. Chiến thắng này là cú hích để đội chuẩn bị tốt hơn cho VCK U23 châu Á 2018, nơi đội sẽ gặp lại Thái Lan và Nhật Bản.
Như vậy hai trận đấu cuối của giải U23 quốc tế đã được xác định. Lúc 16h ngày 15/12, U23 Thái Lan tranh hạng 3 với U23 Việt Nam. Sau đó đến 20h, U23 Nhật Bản tranh vô địch cùng U23 Uzbekistan.
Theo: new.zing.vn

Read more